Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

ĐỊNH CƯ Ở MỸ VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN THẬT….

ĐỊNH CƯ Ở MỸ

NHỮNG CÂU CHUYỆN THẬT….

 

          “Ước mơ Mỹ” không thể gọi là mới đối với những người Việt, đó là ước vọng đổi đời dẫu rằng bỏ xứ của số thuyền nhân vượt biên những năm 1975, của số tàn quân lính VNCH (diện HO…)… hay số “dân chủ miệng” đình đám (Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Nguyễn Thu Trâm, Nguyễn Chính Kết…). Đủ kiểu, đủ dạng, đủ trò…và cũng đủ cách để định cư Mỹ; ấy vậy mà trong số họ có mấy ai biết đến thế nào là xã hội Mỹ???????
Từ lâu tôi rất muồn nói về đề tài này nhưng ngại đụng chạm, ném đá và…làm “mất mối”! Nay có dịp ngồi cũng chiến hữu – made in USA 100%, xin đôi lời ngỏ về cuộc sống của người Việt định cư Mỹ.!


 (muôn màu cuộc sống).
Có thể nói, ở Mỹ thì một người Việt mới sang định cư có thế gọi là “người mù” – bởi lẽ bạn không rành tiếng Anh (rất hạn chế khi giao tiếp), bạn không biết lái ôtô (đa phần người Việt, hạn chế việc đi lại), bạn không có việc làm (không thể tự kiếm tiền, sống trợ cấp)…. Bởi thế, việc tìm được một công việc phù hợp như khi ở Việt Nam sẽ là điều không thể và khi đặt chân tới mảnh đất thiên đường này hiển nhiên bạn phải trở thành thành phần lao động chân tay, đó là điều tất yếu.
Vấn đề khó khăn ở Mỹ? (Tham khảo)
Thứ nhất!  Phải làm việc nhiều giờ, nên không còn thời gian để chăm sóc bản thân, gia đình và con cái. Đi làm về đến nhà đã đau nhừ toàn thân, ăn cũng không muốn ăn chứ đừng nói là làm cơm tối cho gia đình và tất nhiên là cũng chẳng còn mặn mà tới chuyện chăn gối nữa vì phải giữ sức để mai đi cày. Tất nhiên, không ai ép buộc mình phải làm việc nhiều giờ cả, nhưng vì cuộc sống và bạn muốn có tất cả mọi thứ nên phải làm việc cộng lái xe 11-13 giờ/ngày, 7 ngày/tuần. Với mức vật giá đồ ăn người Việt ưa thích tương đối đắt đỏ: 8 USD cho một kg rau muống, 1,29 USD cho 3 nhánh sả hoặc rau thơm các loại, 12 USD một kg nhãn tươi, 3,99 USD một trái đu đủ, hoặc thơm, 20 USD cho một hộp chôm chôm 36 trái... thì với mức lương khiêm tốn 1500-2500 USD/tháng chưa xài đã hết. Vì vậy đa số thành phần lao động chi tiêu hết sức tiết kiệm và dĩ nhiên là rất nhiều người không dám bỏ tiền để mua bảo hiểm y tế.
Thứ hai,  Thèm khác bữa ăn gia đình!. Ăn thì chẳng bao giờ đúng bữa, mà cũng chẳng còn kịp nhai nữa, nuốt cho đầy bụng để mà làm việc. Bữa sáng thì ăn ở trên xe, bữa trưa thì ăn ở chỗ làm, rỗi lúc nào thì ăn lúc đó, nhiều hôm bận quá chẳng có thời gian để mà ăn phải uống sữa trừ cơm. Rất nhiều hôm bữa tối, cơm canh đổ đầy một tô, hâm nóng bằng lò vi sóng, chồng lái xe vợ vừa ăn vừa đút cho chồng ăn vội vã tới đón con kẻo trễ bảo mẫu than phiền.
          Thứ ba, Tài chính và những cái bẫy tài chính. Sống không thể không có nhà, không có xe, không có tiện nghi sinh hoạt;….thiếu thì ….chắt chết. Sang thiên đường thi phải cho sướng tấm thân và lệnh bài mà Hoàng đế Obama thân tặng sẽ là câu trả lời cho tất cả: Bạn có thể mua trả góp 30 năm cho một căn nhà 300.000-400.000 USD ở cho đã; mua một chiếc xe 40-50.000 USD; tới bất cứ trung tâm mua sắm nào, chỉ cần kéo cái rẹc là có thể khuân về bất cứ thứ gì, từ cái mở nắp chai rượu đỏ tới TV, tủ lạnh…
Ấy…ấy..! đừng nghĩ bạn không bao giờ thiếu cái gì nghen…bạn đang….”thiếu nợ” đó! Tại sao vậy? Vì ký mua căn nhà thì bạn đã mất đi 6% giá trị của căn nhà cho "tiền môi giới", chịu lãi suất thế chấp 4,99-7,99 %/năm tùy tín dụng từng người và phải trả thuế tài sản 1,75-4 %/năm tùy từng khu và thành phố mình ở … và sau 30 năm bạn phải trả 1,2 - 1,5 triệu đô cho một căn nhà 400.000 USD. Còn thẻ tín dụng quẹt sướng tay thì sao nhỉ?! xin thưa với các bạn là loại thẻ tín dụng mua trước trả tiền sau này chẳng khác gì một lưỡi dao cắt cổ, với lãi suất 14,99-24,99 % năm. Tôi cam đoan là sau khoảng 2-3 năm lo trả tiền nhà, thẻ... tóc của bạn không còn kịp bạc nữa mà nó rụng ráo trọi; ở Mỹ họ áp dụng chính sách "xẻo dần", người có nhiều xẻo nhiều, kẻ có ít xẻo ít, xẻo đến chết thì thôi không xẻo nữa, mà bưng sạch luôn.
Thứ tư,  quyết định cuối cùng……làm nail! Đó hiển nhiên là sự chọn lựa của những người Việt định cư trên mảnh đất thiên đường này và cũng là con đường giải quyết cho mọi khó khăn trước mắt trong cuộc sống. Và cũng là nỗi khổ tâm của bao người đàn ông Việt vốn dĩ đề cao ….”sỉ diện”. Tờ Miami Herald từng đánh giá ở Mỹ người Việt là No1, kiểm soát gần như hoàn toàn nghề làm móng (nail) ở nước này



Khi đi thì tìm mọi cách đi cho bằng được giờ về sợ xấu hổ, con cái học hành dở dang, khả năng kinh tế không cho phép; lỡ lớn tiếng rồi… zờ sao về Việt Nam. Đó là tâm trạng của không ít Việt kiều lúc này và thay là lời kết thử hỏi bạn… anh Hải Điếu cày, chị Thu Trân, chị Tân… làm gì để kiếm sống… để đóng góp cho nền dân chủ nhân quyền của thế giới này!?
      
Xin chia sẻ độc giả bài thơ của nhân vật tha hương nơi xứ người

   NỖI BUỒN THA HƯƠNG

Thương thay cô chú Việt kiều
Tha phương cầu thực chịu nhiều gian truân.
Sang đây tuổi ngoại tứ tuần
Cô thì bưng phở chú khuân vác đồ.
Cậu hai cắt cỏ phụ hồ
Chị hai vất vả với đồ nghề nail.
Tha hương thoát được kiếp nghèo?
Ai hay thân phận bọt bèo mà thôi
Nhưng nay cơ sự lỡ rồi

Bây giờ chẳng nhẽ lại ngồi khóc than.
Đường về xa cách ngút ngàn
Ở lại thì chịu muôn vàn đắng cay
Biết rằng đất nước giang tay
Nhưng mà thể diện mặt mày còn đâu?
Tóc xanh nay đã bạc màu
Nếp nhăn như đã khắc sâu nỗi buồn.
Âm thầm thấm lệ trào tuôn
Thôi đành chấp nhận nỗi buồn tha hương. 

Nguồn: Blog Thakhongnoi.blogspot.com

9 nhận xét:

  1. Nói chung ai cũng như nhau thôi, sống nơi đất khách lại không có trình độ thì chấp nhận làm việc chân tay mà thôi, kiểu gì cũng là phục vụ theo ý người trả tiền, làm tốt thậm chí còn được "boa" thêm, không thì cũng vứt đi mà thôi, nhất lại ở một nước tư bản thì cái này càng rõ

    Trả lờiXóa
  2. Về cơ bản thì người nước ta sang đấy là làm việc tay chân, nhưng do tiền bên đó nếu đổi về tiền mình được nhiều nên nghe có vẻ người ở bển về cũng sang choảnh hơn, nhưng thực chất có ai về nước dám kể mình làm gì kiếm sống qua ngày đâu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở trong chăn mới biết chăn có rận, nước nào cũng có giàu nghèo, Mỹ cũng vậy. Một nước tư bản thì đương nhiên vắt kiệt sức lao động của người khác, muốn có tiền thì phải làm, làm và làm thôi. Có điều làm bên đó không ai biết nên về nước vẫn sang choảnh như thường nhưng ai biết ở bển vất vả thế nào

      Xóa
    2. Thế nhưng đám rận chủ lại không hiểu việc đó, lại cứ thần tượng và muốn theo con đường xuất khẩu sang Mỹ, vẫn hi vọng được đổi đời, mà đổi đời thường là đi lên, nhưng thường thôi chứ có không ít trường hợp đổi đời là tụt dốc

      Xóa
    3. Tại sao bác có biết không, tại vì chúng được vẽ cho một cuộc sống trong mơ tại Mỹ nên khi nghe thấy Mỹ là chúng rất thần tượng, chúng muốn được xuất khẩu nhanh sang đấy để hưởng cuộc sống trong mơ ấy nhưng ai ngờ sang mới biết là địa ngục, lao động chân tay khổ hơn ở nhà

      Xóa
  3. Các cụ nhà ta dạy rồi, có làm mới có ăn khong dưng ai dễ đem phần đến cho. Chẳng có ai ngồi không mà có được cuộc sống sung túc, không bằng cách này thì cách khác họ luôn tìm cách để kiếm tiền để có cuộc sống tốt hơn, không ai ngồi im một chỗ mà cuộc sống khá hơn được

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng tiếc là đám rận chủ lại toàn kẻ lười làm nhưng lại muốn sống sung túc, thế nên khi bị vẽ cho bức tranh thiên đường phía trước là chúng vội ảo tưởng tin theo và thế là mù quáng đi theo và rơi vào bẫy đã được đặt sẵn

      Xóa
    2. Nhưng rồi khi sang tới nơi thì đám này mới biết cái giá thực sự của vụ trao đổi, mới biết nơi đâu sướng nơi đâu khổ, và đâu mới là thiên đường thật sự, lúc này đã quá muộn

      Xóa