Kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 sắp diễn ra, hầu hết người dân đều hào hứng quan tâm, theo dõi và mong muốn bầu chọn ra những ứng cử viên đại diện cho các tầng lớp nhân dân tham gia vào cơ quan lập pháp tối cao của Nhà nước. Thế nhưng, các đối tượng thù địch, chống đối lại lợi dụng tính dân chủ trong bầu cử ĐBQH lần này để cùng nhau vẽ lên phong trào “tự ứng cử”.
Phong trào "tự ứng cử" thất bại tham hại ! |
Tôn trọng quyền tự ứng cử và đảm bảo quyền tự ứng cử cho từng người dân luôn được đảm bảo thực hiện và được quy định rõ trong Hiến pháp nước ta. Đảng ta luôn tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện quyền theo qui định của pháp luật, không phân biệt tự ứng cử hay do cơ quan, tổ chức giới thiệu. Thực tế, những người có đủ đức, đủ tài, người tự ứng cử thực sự có năng lực, tâm huyết luôn nhận đựoc sự tín nhiệm cao từ nhân dân.
Tuy nhiên ở kỳ Đại hội lần này, lợi dụng vấn đề tự do dân chủ và thế mạnh truyền thông của Internet, các phần tử chống đối, cơ hội chính trị trong nước như Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Đỗ Việt Khoa, Nguyễn Thúy Hạnh, Đỗ Anh Tuấn, Nguyễn Văn Thạnh... đã đứng lên "tự ứng cử” ĐBQH.
Để thực hiện mưu đồ, các thế lực phản loạn sử dụng tổng thể các cách thức tác động vào thể chế chính trị của Việt Nam. Từng ứng viên "tự ứng cử” đã kết hợp nhiều thủ đọan tinh vi để phát tán hàng loạt thông tin qua email, các diễn đàn, phòng hội họp trên internet, phối hợp đăng và đăng lại thông tin, một trang liên kết đến nhiều trang khác, núp dưới các kiến nghị mang tính xây dựng, ôn hòa, "tác động cùng chiều” hay phản biện xã hội để ngụy tạo dư luận, gây áp lực đối với chính quyền... Chúng sử dụng các thủ đọan tinh vi, lừa mị, kết hơp các bài viết có nội dung thách thức hoặc hướng dẫn biểu tình, hướng dẫn cách đối phó với cơ quan an ninh và tường thuật trực tiếp âm thanh, hình ảnh về biểu tình lên mạng để lôi kéo, kích động, tập hợp lực lượng. Trên nhiều trang mạng xã hội, ứng cử tiên phong "Nguyễn Quang A” công khai "khoe mẽ” chữ ký ủng hộ của 100 người mà ông đã đi vận động được từ người thân, tung lên các bài viết dưới danh nghĩa “tự vận động ứng cử qua mạng; và nếu như Nguyễn Thúy Hạnh đăng tải nhiều bài viết với nội dung đòi xóa bỏ các Điều luật 88, 258, kích động đòi trả tự do cho một số đối tượng chống dối bị nhà nước bắt và xử lý; thì Nguyễn Văn Thạnh tiến hành hoạt động tranh cử bằng việc tán phát tài liệu liên quan đến "dự luật minh bạch” để thu hút sự chú ý, ủng hộ của mọi người... ; nhiều “ứng viên” còn thuê cả đội ngũ truyền thông để không ngừng PR hình ảnh và các hoạt động "tự ứng cử” với một số bài viết có nội dung sai sự thật như "Thủ đọan gạt ứng cử viên độc lập”, "Các ứng viên bị sách nhiễu” hay "Thư ngỏ của các nghệ sĩ trí thức gửi Quốc hội”, “Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp tại Việt Nam”...; Bôi nhọ, nói xấu các đồng chí được đề cử, thậm chí lời tâm sự trước khi thôi vị trí quản lý của Thủ tướng cũng được chúng đưa ra làm đề tài để xâu xé. Hình ảnh của chúng thường thấy trên các diễn đàn phản loạn như viettan, danluan, rfa, rfi, voa… chúng tự phong mình là “nhân sỹ, trí thức, nhà đấu tranh cho dân chủ, nhà yêu nước, tù nhân lương tâm…”; Cùng với việc đăng tải các bài viết tuyên truyền trên các website, blog, mạng xã hội, chúng lập ra các fanpage như "Vận động ứng cử đại biểu Quốc hội 2016”, "Bầu cử Quốc hội” để tự ghi danh, tự đi xin chữ ký; tích cực liên lạc, kích động, lôi kéo các cá nhân trong nước nhằm mở rộng cái gọi là "phong trào tự do ứng cử đại biểu Quốc hội” nhưng sau đó lại hò hẹn đồng loạt cùng “xin rút lui” gây áp lực, nhằm phá hoại cuộc bầu cử.
Một loạt các hành động gần đây của số đối tượng này cho thấy, chúng tập trung với chủ đích sau:
Thứ nhất, các đối tượng cơ hội chính trị trong nước, dưới sự hậu thuẫn, móc nối với bên ngoài, triệt để sử dụng không gian mạng để tập hợp lực lượng, công khai hóa tổ chức và triển khai các hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Chúng mưu toan thay đổi Hiến pháp (trọng tâm xóa bỏ Điều 4), hòng "thò chân” vào cơ quan lập pháp để gây áp lực buộc Đảng và Nhà nước ra phải ban hành chính sách, pháp luật theo hướng “có lợi” cho các hoạt động chính trị lật đổ của chúng. Mặt khác, thông qua việc “cài cắm người” tham gia hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội, chúng muốn vu cáo nền dân chủ của Việt Nam trong công tác bầu cử, xuyên tạc và hạ uy tín của Đảng, gây chia rẽ giữa Đảng và nhân dân…
Thứ hai, mục đích của những kẻ này với những cái trò hề đó không gì hơn là để đánh bóng cho cái tên tuổi của chúng, cố tình làm rùm beng lên để mở rộng tầm ảnh hưởng, thu hút sự chú ý và ngoại tệ từ số đối tượng phản động lưu vong ở hải ngoại. Xét kỹ thì thấy không có một lợi ích nào dành cho nhân dân, cho đất nước, chỉ là mục đích kiếm tiền, mang lại lợi ích cá nhân cho chính bản thân chúng mà thôi.
Với số phiếu tín nhiệm chưa đủ để đếm trên đầu ngón tay, những kẻ phản động núp bóng " dân chủ", “nhân quyền” để hại dân, bán nước đã vỡ mộng.
Nguồn: blog gocnhinthoidai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét