Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2018

Vài suy nghĩ về Vuông - Tròn theo kiểu Công nghệ giáo dục!


Châu Nguyên
Tiếng Việt và chữ viết cùng với các giá trị tinh túy của văn hoa, văn hóa của dân tộc Việt là đặc trưng cơ bản và riêng biệt để phân biệt dân tộc này vời dân tộc khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác.  Nếu một quốc gia, dân tộc bị đồng hóa, đánh mất các giá trị cơ bản ấy thì ắt sẽ dẫn tới một sự chuyển biến khác, đó có thể là sự diệt vong của một dân tộc, một tiếng nói (ngôn ngữ) và một chữ viết (phương tiện biểu đạt ngôn ngữ). Từ thời cha ông, chữ viết đầu tiên là chữ hán - nôm cho đến khi tiếng Bồ du nhập và đến giữa thế kỷ XIX tiếng Việt (chữ Quốc Ngữ) được hình thành cho đến ngày nay.

Có thể nói, ngôn ngữ tiếng Việt đã được nhiều nhà khoa học nổi tiếng bỏ nhiều công sức nghiên cứu để ngày càng hoàn thiện, với mục đích tạo ra những cái mới, hoặc cải cách phương pháp giáo dục. Đó là những kết quả của nhiều công trình nghiên cứu đồ sộ và có quy mô, ảnh hưởng đến quá trình dạy học của biết bao thế hệ thầy – trò của chúng ta.
Thời gian qua, dư luận cả nước và một đại bộ phận không nhỏ cá em học sinh tiều học lẫn các bận phụ huynh đều đứng ngồi không yên vì “Sách công nghệ giáo dục” lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại. Trước hết, chúng ta chưa bàn về vấn đề “Phương pháp, cách thức giảng dạy” của vị giáo sư khả kính có tốt và hiệu quả hơn so với phương pháp truyền thống hay không? Chúng ta hãy nghĩ và nghĩ xem bản thân chúng ta đã TÌM HIỂU và CẢM NHẬN việc này như thế nào? Riêng tôi, việc để thay thế một cái cũ bằng cái mới, trước hết chính bản thân chúng ta phải cảm nhận, trải nghiệm và chấp nhận nó! Tất nhiên, nếu nó tốt và dễ tiếp thu thì oki, nhưng nó làm cho bản thân mình khó chấp nhận hoặc còn mơ hồ thì chưa thể… nuốt gọn huống chi là các cháu tiểu học đến con chữ còn chưa biết mặt! Việc này cũng giống như việc bắt trẻ con ăn cháo: mới nghe bảo ăn cháo thì dễ, nhưng ban đầu còn nóng hổi thì khó mà ăn nhanh. Do vậy, muốn tạo ra cái mới, làm hoàn thiện cái mới (theo một cách nghĩ của khoa học công nghệ) thì chúng ta phải trải nghiệm nó bằng thực nghiệm! Tuy nhiên, việc áp dụng các tiêu chí khoa học nêu trên, như sự phản biện của BGD là “không cần áp dụng việc phát âm cho học sinh tiểu học”, đồng thời, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã nói: “Nhà nước không có chủ trương cải cách chữ viết tiếng Việt” thì việc áp dụng công nghệ giáo dục lớp 1…cần nên xem xét và điều chỉnh cho phù hợp. Nghĩa là, có thể mọi người chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận một cách khách quan và thực tế rằng: VIỆC NÀY CẦN PHẢI XEM LẠI. Vì tương lai của thế hệ trẻ và là những mầm non của đất nước. Cái gì mà mang tính đại chúng, trước khi áp dụng đều phải được sàng lọc, kiểm nghiệm và xét duyệt của cả một hội đồng khoa học về giáo dục và thống nhất với chủ trương của Nhà nước – Bộ Giáo dục, đào tạo và với Nhà trường – Học sinh – Phụ huynh.
Đã có rất nhiều ý kiến trái chiều của cư dân mạng xã hội, thậm chí là đã có những phản ứng thái quá, tiêu cực. Xúc phạm đến uy tín và danh dự của các nhà khoa học và các vị giáo sư sau khi ông GS Hồ Ngọc Đại vừa đăng đàn phản biện, lên tiếng về việc áp dụng Công nghệ giáo dục lớp 1. Cũng có lắm kẻ bôi nhọ, xuyên tạc và thật sự cố tình hiểu sai vấn đề. Chúng ta phải thật sự cầu thị và tôn trọng các công trình nghiên cứu của những người có tâm với nền giáo dục nước nhà. Tôi vô cùng lên án việc bôi nhọ, xúc phạm đến hai vị giáo sư Hồ Ngọc Đại và Bùi Hiền. Hãy cùng nhau giữ gìn sự trong sáng cảu tiếng Việt chứ đừng bôi bẩn bằng những trò câu like, cày bàn phím để kiếm tiền.
Thiết nghĩ, việc đổi mới giáo dục là hết sức cần thiết, quan trọng trong một nền kinh tế - xã hội phát triển và hội nhập quốc tế như hiện nay. Trước hết chúng ta cần đổi mới từ tư duy, tư duy đúng thì hành động đúng. Không chạy theo những giá trị vô bổ và phong trào của một bộ phận nhỏ trong xã hội hay lệ thuộc và các nền giáo dục phương Tây hay phương Đông. Chúng ta phải tạo ra “sự khác biệt” trên cở sở kế thừa và tiếp thu những cái tinh hoa của cha ông, của nhân loại để lại. Nhưng cái gì cũng phải có cái giá của nó, nếu đã là Công nghệ thì phải thật sự khoa học, mà đã là kho học thì phải thiết thực chứ không phải chỉ là lý thuyết. bởi nó liên quan đến nền giáo dục, mà giáo dục thì phải thực hành, thực nghiệm và phải được đúc kết. Chúng ta cần phải cảm thông, chia sẻ và cần có thời gian để thích ứng với những cái mới. Sự Hiệu quả chính là động lực để phát triển cái mới, là thước đo cho các giá trị kho học đã được minh chứng, đó mới là thành quả của Giáo dục hiện đại thật sự! Chúng ta không đi ngược lại với cái khách quan đã tồn tại, với các giá trị hiện hữu, mà ở đó, việc đổi mới là chưa phù hợp.
                                                                                                                              

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét