Xuan Nguyen
Những quy định hạn chế quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trong luật pháp Việt Nam đối với một số trường hợp là hoàn toàn phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và Công ước Nhân quyền châu Âu (có hiệu lực từ 03-9- 1953). Khoản 3 Điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Khoản 2 Điều 10 của Công ước Nhân quyền châu Âu đều quy định những giới hạn nhất định đối với quyền tự do ngôn luận, nhằm bảo đảm các quyền hợp pháp và chính đáng, uy tín, danh dự của người khác; cũng như nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn công cộng, sức khỏe cộng đồng và đạo đức của xã hội.
Những quy định hạn chế quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trong luật pháp Việt Nam đối với một số trường hợp là hoàn toàn phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và Công ước Nhân quyền châu Âu (có hiệu lực từ 03-9- 1953). Khoản 3 Điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Khoản 2 Điều 10 của Công ước Nhân quyền châu Âu đều quy định những giới hạn nhất định đối với quyền tự do ngôn luận, nhằm bảo đảm các quyền hợp pháp và chính đáng, uy tín, danh dự của người khác; cũng như nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn công cộng, sức khỏe cộng đồng và đạo đức của xã hội.
Mới đây, ngày 20/04/2016,
Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đã công bố “Bản Phúc trình thường niên
2016” xếp hạng tự do báo chí của 180 nước. Đáng chú ý trong đó đề cập đến “các
bloggers có tiếng nói đối lập bị đàn áp” như: Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Văn Đài…,
thì thực chất, họ là những người đã vi phạm khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 10
mà các công ước nói trên quy định.
Đối với Nguyễn
Văn Đài, ngay sau khi chấp hành xong bản án 4 năm tù (2007 – 2011) về tội
“Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Đài tiếp tục
nhận sự chỉ đạo của tổ chức khủng bố Việt Tân để thành lập các tổ chức đối lập
và trực tiếp điều hành hoặc đóng vai trò là thành viên chủ chốt, như: “Trung
tâm nhân quyền Việt Nam”, “Công đoàn độc lập”, “Liên minh dân chủ nhân quyền Việt
Nam”, “Hội Cựu tù nhân lương tâm”, v.v. Các hội, nhóm này thường xuyên tổ chức
tán phát tài liệu xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở nước ta trên các
trang web, blog, facebook với các tin, bài viết tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước. Âm mưu của
Đài và các “cộng sự” là tập hợp lực lượng, hình thành, công khai hóa các tổ chức
chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam; kích động người dân xuống đường
biểu tình, phá rối an ninh, thực hiện “cách mạng đường phố”. Nguyễn Văn Đài còn
thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, huấn luyện cách thức “đấu tranh bất bạo
động” tại nhà thờ Thái Hà, Cát Bà và nhiều địa phương khác, cũng như trên
in-tơ- nét. Đầu tháng 12-2015, được sự chỉ đạo từ tổ chức Việt Tân, Đài đã cùng
một số đồng bọn vào Nam Đàn, Nghệ An để tổ chức rao giảng về nhân quyền, nhưng
thực chất là tuyên truyền các quan điểm chống Đảng, Nhà nước, lôi kéo người
tham gia vào các hoạt động chống đối. Nguyễn Văn Đài còn thường xuyên trả lời
phỏng vấn, cung cấp tài liệu cho các đài báo nước ngoài thiếu thiện chí với Việt
Nam, như: BBC, RFA,… để xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam; qua
đó, vu khống, bịa đặt, kích động lớp trẻ nổi loạn, hướng dẫn mọi người tham gia
đảng phái đối lập để “đứng lên giành chính quyền”!. Hành vi của Nguyễn Văn Đài
đã xâm phạm đến sự thống nhất về tư tưởng chính trị trong xã hội, đe dọa sự vững
mạnh của chính quyền nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Đài bị bắt giữ
và khởi tố về tội “Tuyên tuyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự là
hoàn toàn phù hợp.
Còn đối với
Nguyễn Hữu Vinh, theo Kết luận của cơ quan điều tra: tháng 9-2013 và tháng
01-2014, Nguyễn Hữu Vinh đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận để cùng Nguyễn Thị
Minh Thúy đăng 24 bài viết trên hai blog: diendanxahoidansu.wordpress.com và
chepsuviet.wordpress.com có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ
quan, tổ chức; gây hoang mang lo lắng trong xã hội, ảnh hưởng đến lòng tin của
quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Chính phủ, Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hai blog này đã lôi kéo nhiều người
comment với nội dung tiêu cực. Hành vi nêu trên của Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị
Minh Thúy đã phạm vào tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân như Khoản 2 Điều 258 Bộ
luật Hình sự quy định, nên bị bắt giữ và xử lý là hoàn toàn chính xác. Vì vậy,
cả Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Hữu Vinh bị bắt giữ, xử lý là do họ vi phạm pháp luật,
chứ không phải là họ làm báo như RSF cố tình lừa dối dư luận.
Do đó, các
trường hợp của Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Văn Đài không phải là nhà báo, nên
không phải là đối tượng mà Bản Phúc trình phải quan tâm. Điều đó cho thấy, RSF
đang can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, không thực hiện theo đúng tôn
chỉ, mục đích của chính Tổ chức này xác định là nhằm bảo vệ các nhà báo trên thế
giới. Phải chăng, bất kể người viết blog nào có tiếng nói chống đối chính phủ sở
tại, gây nguy hại cho an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nước sở tại
cũng được RSF phong tặng danh phận là “nhà báo công dân” ?.
cũng có lý
Trả lờiXóacũng có lý
Trả lờiXóa