Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Nhân vụ Vĩnh Tân, Bình Thuận – Bàn về hành vi dẫn đến dính “Tội gây rối trật tự công cộng” trong BLHS




BLHS 1999 (sửa đổi bổ xung 2009), nêu rõ Điều 245 quy định về “Tội gây rối trật tự công cộng” như sau:
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm”
Vậy nên thế nào, và phải hiểu thế nào để không lầm tưởng dẫn đến những hành vi sai trái không đáng có:

Trật tự công cộng là gì?! Và nên hiểu như thế nào?!
         
Các bác luật nhà mình giảng thì chắc các bác nông của e ngồi ngẫm cả năm chắc không hiểu đâu, em xin nói đơn và giản thôi nha: TTTC là những quy định ở những nơi công cộng: trật tự, vệ sinhh, văn hóa, phong tục, tập quán, tôn trọng nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi mà mọi người phải tuân theo, nếu sai sẽ bị điều chỉnh bởi các quy định phá luật nhất định

          Vậy mọi người cần lưu ý điều gì?!



Trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự

1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng qui định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. (Điều 13 BLHS)

* Về hành vi, được mô tả trong điều luật là hành vi của người có lời nói, cử chỉ tiếp xúc với người khác ở nơi công cộng tỏ ra coi thường trật tự chung, gây mất trật tự hoặc là những hành vi càn quấy, hành hung người khác (nhưng không gây thương tích, nếu đã gây thương tích thì đó là tội khác), gây lộn xộn ở nơi công viên, rạp hát, vườn hoa, quảng trường, v.v… Những hành vi sỉ nhục, đánh gây thương tích nhẹ, và các hành vi tương tự khác thực hiện trong gia đình, trong nhà ở, đối với bà con, họ hàng, v.v… chỉ có thể coi là GRTTCC trong những trườn hợp hành vi đó đã ảnh hưởng đến trật tự chung.

a) GRTTCC có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách thường biểu hiện ở việc dùng súng, dao găm, lưỡi lê… hoặc phá phách như: xô đẩy cửa, bàn ghế, các vật dụng khác ở các cửa hàng , cửa hiệu, trong công viên, rạp hát, v.v… Nếu hành vi này gây thiệt hại đến tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản (Điều 143 BLHS).

Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội theo Điều 245 BLHS, không đòi hỏi hành vi đó phải gây ra hậu quả như:thiệt hại cho sức khỏe người khác hoặc làm hư hỏng tài sản.
b) Có tổ chức:
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm; có từ  hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm, trong đó thể hiện rõ vai trò của người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện.
Người tổ chứcngười chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giụcngười kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. (Điều 20 BLHS)
c) “Gây cản trở giao thông nghiêm trọng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 245 Bộ luật Hình sự là gây cản trở giao thông từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng, làm ách tắc giao thông trên diện rộng (không phân biệt thời gian bao lâu).
d) Xúi giục người khác gây rối: Là hành vi lôi kéo, kích động người khác gây rối biểu hiện ở việc người phạm tội vận động, tranh thủ, thuyết phục người khác gây rối cùng với mình; kích động biểu hiện ở việc khiêu gợi, thúc đẩy người khác gây rối.
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng là việc người phạm tội đã chống người ngăn chặn hành vi gây rối như: đánh lại người đã góp ý, giải thích, can ngăn hoặc có hành động khác không cho người phạm tội gây rối để bảo vệ trật tự công cộng. Người can thiệp này có thể là bất kỳ ai. Nếu chống lại người đang làm nhiệm vụ bảo vệ TTCC thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 257 BLHS (Tội chống người thi hành công vụ).

 “Hội chém luật rừng” – Luật sư Ruồi !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét