Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

NGUYỄN VĂN HẢI… “NIỀM VUI” HAY “NỖI BUỒN” CỦA NƯỚC MỸ

NGUYỄN VĂN HẢI… “NIỀM VUI” HAY “NỖI BUỒN” CỦA NƯỚC MỸ

            Xoay trục” hay “Tái cân bằng” là chiến lược mà chính quyền Tổng thống Obama hướng đến châu Á hiện nay; trong đó, việc “ưu ái, dung hòa” cô gái Việt như là một quyết sách mà Mỹ tìm đến nhằm cân bằng đối trọng mới nở Trung Quốc, ngăn không cho nước này bao trùm ảnh hướng sâu rộng xuống Biển Đông. Những năm gần đây, sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng, và hai nước đang hướng tới một cuộc đối đầu mang phong cách Chiến tranh Lạnh, đặc trưng bởi cuộc cạnh tranh gay gắt để giành các vùng ảnh hưởng, và ở một mức độ thấp hơn là giành ưu thế về quân sự; sự khác biệt duy nhất là hai nước đang chủ tâm tránh một cuộc đối đầu trực diện, ít nhất là trong thời gian hiện nay, do sự tương thuộc phức tạp giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực bằng chứng thể hiện rất rõ trong chuyến thăm của Tập Cận Bình đến nước Mỹ vào ngày ngày 23/9/2015.

            Với Việt Nam, 20 năm bình thường hóa quan hệ, có thể nói “Quan hệ Việt – Mỹ là mối quan hệ rất đặc biệt, chuyển từ quan hệ thù địch trở thành mối quan hệ hợp tác và đối tác toàn diện”. Dẫu rằng những (1) Ngoại Trưởng Kerry đến thăm Việt Nam, đi từ Hà Nội đến Cà Mau, “nhấn mạnh cam kết lâu dài của Mỹ với khu vực; (2) Cố vấn An ninh quốc gia Susan Rice nhấn mạnh “Hoa Kỳ tiếp tục cam kết triển khai chiến lược tái cân bằng ở khu vực.” Trong thâm tâm dường như chẳng lúc nào nước Mỹ chẳng ưa “cộng sản” nhưng muốn sử dụng CSVN để ngăn chặn Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á thì Mỹ buộc phải diễn kịch bản sơn trắng mà trong đó “Hai ta cùng diễn”; do đó, “ủng hộ” cũng nhiều mà “gây sức ép”, “ra điều kiện” cũng lắm (nhìn “Đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ”, “Đàm phán gia nhập hiệp định kinh tế TPP”,… hay đến các chuyến thăm của lãnh đạo Nhà nước Việt Nam đến Mỹ năm 2015 vừa qua là đủ biết).
          Thế mới biết từ Đinh Đăng Định, Nguyễn Hữu Cầu, Vi Đức Hồi, Nguyễn Tiến Trung, Phương Uyên, Trần Tư, Nguyễn Tuấn Nam đến các thành phần bị coi là “bất trị” như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Điều Cày Nguyễn Văn Hải... được hưởng lợi, họ cứ ngỡ mình được lòng, có giá trị nhưng đâu ai biết “nỗi lòng của khổ chủ”.
          Nhìn trường hợp đơn giản nhất, Nguyễn Văn Hải…được đến Mỹ định cư, thử hỏi “Đây là niềm vui hay nỗi buồn của nước Mỹ”.
          - “Niềm vui bất tận”?! Không hẳn, Nguyễn Văn Hải cũng như Nguyễn Chính Kết, Bùi Kim Thành…hay người đồng môn Tạ Phong Tần, chỉ làm thỏa mãn “Giá trị Mỹ” của một số ít chính khách, thể hiện sự thiện chí của chính quyền VN đối với Mỹ như một viên chức ngoại giao Mỹ đã từng nhấn mạnh "Đây là một bước đi rất quan trọng đầu tiên nhằm thúc đẩy sự hợp tác trong tương lai". Ở đấy, tôi thấy rõ một kịch bản dường như người Mỹ phải diễn: Thứ một, thỏa lòng Nguyễn Văn Hải và những người không ưa… CSVN: như lời hứa để Hải – Điếu Cày được đưa lên lên Thượng, Hạ Viện Mỹ để giới thiệu về “Điếu cày” và “chỉ rõ ra những khuyết tật của xã hội Việt Nam”; xin gặp Obama 5 phút để vận động nước Mỹ “kiện Việt Nam ra tòa quốc tế”… Sự thật vẫn là sự thật, Nguyễn Văn Hải chắc hẳn cũng như những cò mồi khác như Nguyễn Chí Thiện, Nguyễn Quốc Quân, Đoàn Viết Hoạt,… bởi lẽ những điều anh ta nói ra, người ta tưởng con nít đang đọc bài học thuộc lòng vì một lẽ Cơ quan trùm “CIA” và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tốn kinh phí cả chục triệu đô ngân sách biết rõ gấp anh ta cỡ 10 lần cũng nên. Nhưng phải thuyết trình chứ….hihi.. như thế mới gọi là kịch bản.! Để rồi đàm phán thông qua Hiệp định TPP, bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương trên biển cho Việt Nam
          Và cuộc sống đi “kinh tế mới” ở nước Mỹ sẽ bắt đầu với Nguyễn Văn Hải và những người cùng cảnh. Họ sẽ có vai trò lớn khai hoang ở những tiểu bang khó khăn như: IOWa, Kansas, Utah, Nevada,... Có cái khác, không như ở Việt Nam bạn chẳn phải làm nương, làm rẫy, trồng rừng mà thay và đó là công việc nhàng nhã “Nail Man” hay cực hơn chút là “Cắt cỏ”, “Nạo lông bò”... không biết Hải có vận dụng được kinh nghiệm “cò đất”, nếu được thì thu nhập có thể tạm hơn chút (nhưng khéo chứ không lại trốn thuế nữa....)
          - “Nỗi buồn khó nói”! Nói Mỹ sẵn sàng đón nhận Nguyễn Văn Hải đến định cư, nhưng thực chất “có trùm chăn mới biết chăn tối”, có là người Mỹ mới thấu hiểu nỗi buồn. Đó không là nhận định của riêng tôi, mà là ý kiến chủ quan từ một Hạ nghị sĩ J… của Hạ viện Mỹ hẳn hoi và chắc đây cũng là nhận định mang tính công bằng nhất mà tôi từng nghe thấy:
          Trước hết, Mỹ “là quốc gia dân chủ” và chắc một điều rằng các nhà dân chủ (có học hàm giáo sư, tiến sĩ…) xếp hàng thì tôi và bạn đếm mãi cũng không hết; thì “nhà dân chủ Điếu Cày” với trích ngang đầy ấn tượng “đi bộ đội từ 1971 đến 1976 rồi về làm việc tại Công ty Kim khí Hải Phòng một thời gian, sau đó vào Sài Gòn học nghề sửa chữa điện tử và làm nghề sửa chữa điện tử tại Công ty Dịch vụ Thương mại Sài Gòn; anh còn hành nghề mua bán bất động sản”… sẽ đóng góp được gì cho nền dân chủ Mỹ???????????????????
            Nữa là, “nói đến những người bị kết án, tù giam”…ở xã hội nào cũng vậy đa phần những người này đều có hành vi phạm pháp (từ kinh tế, chính trị đến trật tự), vô công rỗi nghề, là vấn nạn mà Nhà nước và xã hội phải cách ly để giáo dục, uốn nắn. Nguyễn Văn Hải đã trốn thuế ở Việt Nam, tìm đến con đường chống Nhà nước Việt Nam… thử hỏi ai sẽ chắc chắn rằng ông này không làm điều tương tự đối với nước Mỹ. Và điều quan trọng, chắc hẳn chẳng quốc gia nào trên thế giới mong muốn đất nước mình tập hợp toàn là những ông ở tù, ung nhọt của xã hội đang phát triển.
            Nữa là, Nước Mỹ giàu thì có giàu nhưng đâu đến nỗi dư giã đến mức! Giờ thì nặng gánh tài chính nuôi Nguyễn Văn Hải và chắc là từ từ rồi …con cái, cháu chắc của y; không lẽ một khi Hải xin bảo lãnh, chính quyền Mỹ lại không cho…thế thì đâu “còn nhân đạo” mà đã cho thì lại khổ cái bình sữa. Thật là, “Cái vòng lẫn quẫn” muốn tránh cũng không xong.
            Nữa là, “một thành phần chính trị” mà CIA phải quan tâm.

 Than ôi………..!!!!!

                                                                                    Jane Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét